USB-C Là Gì? USB-C Có Thực Sự Là Cổng Kết Nối Vạn Năng Như Lời Đồn?
USB Type-C là một chuẩn kết nối mới và hiện đang là xu hướng trên hầu hết các thiết bị công nghệ hiện nay.
USB Type C là gì?
USB Type-C là tên gọi chuẩn hóa của một chuẩn kết nối được chính thức công bố vào tháng 8-2014. Tên gọi này được đưa ra nhằm phân biệt với các thế hệ chuẩn USB trước đó bao gồm USB Type-A, USB Type-B. Một tên gọi khác của USB Type C cũng thường được sử dụng là USB 3.1, hàm ý USB Type-C là sự kế tục của phiên bản USB 3.0.
Kích thước của USB-C nhỏ gọn hơn so với 2 “người tiền nhiệm”, chỉ khoảng 8,4 x 2.6 (mm). USB Type C có cấu tạo hình bầu dục với viền dày hơn, gồm 24 chân đối xứng với nhau. Cấu tạo đặc biệt này cho phép USB-C có thể hoạt động 2 mặt như nhau.
Hiện tại, USB Type C được tích hợp trên nhiều thiết bị điện tử, công nghệ từ PC, Laptop, smartphone, tablet đến tai nghe, sạc dự phòng,... Điều này giúp người dùng có nhiều có nhiều cơ hội trải nghiệm những tính năng vượt trội mà USB-C mang lại hơn. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cho một sự đồng bộ chuẩn hóa các cổng kết nối, từ đó cho phép các thiết bị khác nhau có thể kết nối được với nhau một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất.
Ưu điểm của USB - C
USB-C là sự cải tiến từ USB-A và USB-B, sở hữu những ưu điểm từ những “người tiền nhiệm” đồng thời, được cải tiến tích hợp thêm nhiều tính năng tiên tiến mới.
Kích thước nhỏ - gọn
Mỏng - Nhẹ - Nhỏ - Gọn đang là xu hướng thiết kế của các thiết bị công nghệ hiện tại và được dự đoán cũng là hướng phát triển tương lai. Chính vì vậy, USB-C sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho giải pháp nhỏ gọn ngay lúc này. Đồng thời, đảm bảo tính thẩm mỹ cho các thiết bị công nghệ cao cấp của bạn!
Tốc độ truyền tải nhanh
Ưu điểm lớn nhất của USB Type-C chính là tốc độ truyền tải dữ liệu cực kỳ nhanh. Theo thông số công bố thì tốc độ truyền dữ liệu của USB-C lên đến 10 GBps (Gigabyte per second) gấp đôi chuẩn 3.0 và tương đương với chuẩn Thunderbolt.
Bên cạnh đó, USB-C có khả năng cung cấp năng lượng sạc lên đến 100W. Nhờ đó, có thể rút ngắn thời gian sạc pin cho các thiết bị, mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng.
Độ tương thích cao
USB-C có độ tương thích cao, có thể tương thích với các chuẩn kết nối USB 2.0 và 3.0. Điều này mang lại lợi thế cho người sử dụng. Đồng thời, không tạo ra sự chuyển giao công nghệ quá lớn, người dùng có thể sử dụng được trên một số thiết bị cũ thông qua bộ chuyển đổi.
Đa năng
USB-C được đánh giá là cổng kết nối đa năng - “All-in-one” bởi khả năng đảm nhiệm đa nhiệm. USB có thể thay thế nhiều đầu nối điện tử khác nhau bao gồm USB-A, USB-B, HDMI, DisplayPort, cáp âm thanh 3.5 mm,... Điều này cho phép người dùng có thể dùng duy nhất một cổng USB-C để sạc pin, truyền dữ liệu, xuất hình ảnh sang màn hình khác, xuất âm thanh ra tai nghe hoặc loa,...
Hơn nữa USB Type C còn có thể sử dụng như một bộ sạc nhanh khi có thể hỗ hỗ trợ công suất truyền tải điện lên đến 100W. Công suất này giúp USB-C không chỉ có thể sạc được trên các thiết bị như laptop, máy tính bảng,... chứ không chỉ dừng lại ở điện thoại.
Tóm lại, cổng USB Type-C có thể vừa đảm nhiệm chức năng cổng sạc, vừa có thể đảm nhiệm chức năng kết nối thay cho 5 loại cổng khác bao gồm HDMI, VGA, USB- type A, DisplayPort, cổng sạc.
Chính vì ưu điểm này mà trên phiên bản Macbook 2015, Apple đã không ngần ngại loại bỏ 5 cổng kết nối lẫn cổng sạc và chỉ trang bị duy nhất 1 cổng USB Type-C. Ban đầu người dùng còn cần phải trang bị thêm một số phụ kiện chuyển đổi kết nối để giúp chiếc Macbook này kết nối với các thiết bị khác, nhưng hiện nay USB Type-C đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến trên hầu hết các thiết bị di động từ giá rẻ đến cao cấp nên sự bất tiện này cũng không còn nữa.
Thao tác kết nối dễ dàng
Một ưu điểm trong thiết kế của USB-C đó chính là thiết kế hình bầu dục với 2 mặt đầu cắm tương tự nhau. Thiết kế thông minh này cho phép USB-C có thể kết nối 2 chiều (reversible plug orientation). Người dùng sẽ không cần phải lo lắng về việc cắm ngược đầu cắm, thao tác cắm rút cũng nhanh hơn, không cần mất thời gian xoay lật đầu cắm cho đúng chiều như khi sử dụng cổng Micro USB nữa.
Nhược điểm của USB-C
Không phải tất cả sợi cáp USB-C đều như nhau và cổng USB-C trên điện thoại sẽ không giống cổng USB-C trên laptop. Vì vậy, các chức năng của sợi cáp hay cổng USB-C đều phải phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị.
Ví dụ, nếu bạn muốn sạc pin cho laptop thì cục sạc phải có công suất 40W - 80, còn điện thoại và tablet chỉ là 10W. Vì vậy khi bạn sử dụng cục sạc có công suất thấp hơn để sạc cho laptop thì cục sạc sẽ không hoạt động.
Tuy được công bố về thông số kỹ thuật lần đầu tiên vào năm 2014 nhưng mãi tới năm 2019 khi công nghệ phát triển hơn thì USB-C mới được áp dụng trên các thiết bị. Chính vì vậy, USB-C hầu như chỉ được tích hợp sẵn trên các thiết bị mới với giá thành còn khá đắt đỏ, khó tiệm cận với nhiều đối tượng người dùng.
Nếu người dùng vẫn muốn trải nghiệm những tiện ích mà USB-C mang lại bạn có thể đầu tư thêm một bộ chuyển đổi hỗ trợ kết nối USB-C. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ phát sinh thêm chi phí.
Hiện nay Uỷ ban Châu Âu đã quyết định đưa USB-C trở thành tiêu chuẩn sạc cho mọi smartphone, tablet cùng những thiết bị điện tử khác. Các nhà sản xuất thiết bị sẽ phải tuân thủ các điều khoản mới vào năm 2024.
Một nhà phân tích cấp cao tại Moor Insights & Strategy, Anshel Sag cũng chia sẻ: “Người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn đối với các sản phẩm sạc, cáp. Nhờ đó, các sợi cáp kết nối sẽ rẻ hơn và tốt hơn. Một tiêu chuẩn sạc đồng nhất giúp mọi người có thể dùng chung các bộ sạc và không cần lo lắng đến trường hợp hết pin.”
Trên đây là bài viết về USB-C: khái niệm, ưu nhược điểm và những lưu ý cần biết về USB-C. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi Bảo Long PC để cập nhật thêm nhiều bài viết công nghệ hữu ích khác nhé!