Keo Tản Nhiệt Là Gì? Có Mấy Loại? Cách Tra Keo tản Nhiệt Chuẩn Nhà Nghề Không Phải Ai Cũng Biêt

Keo tản nhiệt là gì? Công dụng của keo tản nhiệt có thực sự thần thánh như quảng cáo hay không? Tra keo tản nhiệt như thế nào mới chuẩn? Bài viết ngắn gọn dưới đây của Bảo Long PC sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Keo tản nhiệt là gì?

Keo tản nhiệt là một dung dịch đặc biệt thường được tổng hợp từ các chất bao gồm keo dính và các thành phần khác có khả năng truyền dẫn nhiệt tốt. Hai nguyên liệu thường thấy trong keo tản nhiệt là oxit ke,x để dẫn nhiệt và silicon làm chất kết dính. Từ 2 nguyên liệu cơ bản đó các nhà sản xuất thêm vào các chất khác để làm cho keo có tính dẫn nhiệt cao hơn. Chất thêm vào thường là nhôm, bạc, graphite,… Thậm chí, trên thị trường còn có cả các loại keo tản nhiệt chứa nano cacbon, tuy nhiên nó không dành cho đa số người dùng vì giá quá đắt.

Thông thường, hợp chất này sẽ được bôi vào không gian nằm giữa CPU và phiến tản nhiệt nhằm đảm bảo chắc chắn rằng không có không khí xen giữa hai bộ phận, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt từ CPU ra ngoài.

Vai trò của keo tản nhiệt

Keo tản nhiệt laptop hay PC có tác dụng chính là lấp đầy những không gian, khoảng trống li ti giữa 2 bề mặt tiếp xúc của CPU và quạt tản nhiệt giúp tăng khả năng tiếp xúc và truyền nhiệt làm mát tốt hơn. Hiểu một cách đơn giản, keo tản nhiệt giúp triệt tiêu khoảng không khí còn trống giữa 2 bề mặt, giúp truyền nhiệt trực tiếp từ CPU sang tấm tản nhiệt hiệu quả. 

Các loại keo tản nhiệt phổ biến trên thị trường hiện nay

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn, ngày càng có nhiều loại keo tản nhiệt được cung cấp. Xét về gốc thành phần chúng ta có các loại keo tản nhiệt như:

Keo gốc kim loại

Đây là loại keo tản nhiệt bên trong chứa vô số các hạt kim loại nhỏ li ti để tăng khả năng dẫn nhiệt. Hiệu năng dẫn nhiệt của loại keo tản nhiệt này là tốt nhất. Tuy nhiên, do là keo gốc kim loại nên ngoài khả năng dẫn nhiệt thì nó còn có khả năng dẫn cả điện!

Keo gốc ceramic

Đây là loại keo tản nhiệt bên trong chứa vô số các hạt ceramic nhỏ. Hiệu năng dẫn nhiệt kém loại gốc kim loại một chút nhưng bù lại nó không dẫn điện. Nếu không may làm rớt hoặc tràn ra xung quanh thì bạn sẽ chỉ phải dọn dẹp mà thôi.

Keo gốc silicon

Đây là loại keo tản nhiệt thành phần chỉ gồm silicon và giá thành cực rẻ.

OEM

Thường thì các thiết bị như tản nhiệt khí hay tản nhiệt AIO và một số mẫu tản nhiệt custom sẽ có đi kèm keo tản nhiệt dưới dạng 1 miếng dán sẵn dưới đáy heatsink. Chất lượng của các keo tản này không hề tệ so với các keo tản của các hãng thứ 3. Điều quan trọng nhất vẫn là cách các bạn tra keo tản và lắp đặt heatsink.

Một số gợi ý lựa chọn keo tản nhiệt với đánh giá ưu và nhược điểm dành cho người dùng dễ dàng nhận biết và tham khảo để lựa chọn sản phẩm phù hợp:

Tên keo tản nhiệt Loại keo tản nhiệt Thành phần chính Ưu điểm Nhược điểm
Arctic MX-4 Keo tản nhiệt không dẫn điện Có chứa Carbon Dễ dàng sử dụng Không sử dụng cho ép xung
Noctua NT-H1 Keo tản nhiệt không dẫn điện Chứa gốm Rất tốt cho việc ép xung Không có nhược điệm nếu bạn sử dụng đúng cách
Arctic Silver Keo tản nhiệt không dẫn điện Chứa gốm Hiệu suất tản nhiệt tốt  
Thermal Grizzly Kryonaut Keo tản nhiệt không dẫn điện Chứa gốm Hiệu suất tản nhiệt tốt Giá thành cao
Thermal Grizzly Conductonaut Keo tản nhiệt chứa kim loại dạng lỏng Chứa kim loại Hiệu suất tản nhiệt là tối đa Không có nhược điệm nếu bạn sử dụng đúng cách

 

Cách tra keo tản nhiệt

Để sử dụng keo tản nhiệt cho CPU đúng cách, bạn cần đi theo một quy trình tuần tự các bước dưới đây:

Vệ sinh bề mặt sẽ bôi keo

Trước khi bôi keo tản nhiệt mới lên CPU, bạn nên vệ sinh bề mặt bôi để loại bỏ toàn bộ các mảng bám do lớp tản nhiệt cũ còn đọng lại ở mặt chip. Thao tác này sẽ giúp lớp keo mới tối ưu hóa được khả năng tản nhiệt do không bị bôi đè lên lớp cũ đã mất đi công năng tản nhiệt theo thời gian.

Cách vệ sinh bề mặt bôi keo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng những dụng cụ rất quen thuộc trong gia đình như tăm bông hoặc vải mềm, sau đó làm ướt với những chất tẩy như axeton rồi nhẹ nhàng lau đi lớp keo tản nhiệt cũ. Lưu ý trong bước này là tránh chạm trực tiếp ngón tay vào chip.

Sau khi vệ sinh bề mặt chip xong, bạn hãy lặp lại thao tác vệ sinh này đối với bề mặt tiếp xúc của phiến tản nhiệt và cẩn thận thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo lớp keo cũ được loại bỏ hết.

Tra keo tản nhiệt mới

Bước này đòi hỏi sự cẩn thận nhiều hơn vì keo tản nhiệt chỉ nên tra một lớp mỏng vừa đủ và dàn trải khắp bề mặt tiếp xúc giữa CPU máy tính và lưới tản nhiệt.

Bước 1: Thoa một giọt keo ở vị trí trung tâm chip.

Bước 2: Sử dụng một dụng cụ phẳng có kích cỡ nhỏ và mỏng để xoa đều giọt keo ra bốn phía của chip. Lưu ý rằng không được sử dụng các vật dụng làm từ kim loại trong bước này.

Bước 3: Đặt thận chính xác mặt tản nhiệt lên chip rồi khóa lại thật nhanh, thao tác cần thực hiện chính xác và không làm đi làm lại nhiều lần để tránh lớp keo vừa cố định đã bị biến dạng, từ đó giảm đi hiệu quả.

Bao lâu bạn nên bôi keo tản nhiệt một lần?

Bạn có thể ước lượng được khoảng thời gian cần thay keo tản nhiệt sau mỗi hai năm sử dụng kể từ thời điểm mua máy, với những lần sau đó là định kỳ một năm một lần.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng nếu bạn thường xuyên sử dụng máy cường độ cao để chơi game hoặc làm các công việc đồ họa thì thời điểm thay keo tản nhiệt nên là một năm rưỡi trong lần đầu và từ sáu đến chín tháng ở những lần tiếp theo.