Adaptive-Sync? Công Nghệ Adaptive-Sync Mang Lại Lợi Ích Gì?

Adaptive-Sync là "người hỗ trợ đắc lực" cho các game thủ. Adaptive-Sync khắc phục ngay lập tức các sự cố đứt vỡ nét, xé hình khi chơi game. Vậy Adaptive-Sync thực chất là gì mà lại có công dụng thần thánh như vậy? Cùng Bảo Long PC tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Công nghệ Adaptive-Sync là gì?

Adaptive-Sync là một công nghệ đồng bộ giữa tốc độ làm tươi của màn hình và tốc độ dựng của GPU do Hiệp hội các tiêu chuẩn video điện tử (VESA) nghiên cứu và phát triển. Trên màn hình được trang bị công nghệ Adaptive-Synce, tốc độ làm tươi (Refresh Rate - số lần mà hình ảnh trên màn hình máy tính được cập nhật trong 1 giây) của màn hình và tốc độ dựng hình (Render Rate) của GPU sẽ được đồng bộ với nhau, cho phép màn hình tự động khớp với tốc độ kết xuất của GPU, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng hình ảnh bị răng cưa ở những khung hình chuyển động nhanh khi chơi game.

Năm 2014, AMD đã hợp tác với VESA để hoàn thiện và sử dụng công nghệ Adaptive-Sync thành một công nghệ của mình với tên gọi mới là FreeSync. Về bản chất có thể nói Adaptive-Sync và FreeSync là như nhau. FreeSync của AMD hiện đang cạnh tranh trực tiếp với G-Sync của NVIDIA.

Lợi ích của công nghệ Adaptive-Sync

Với Adaptive-Sync, trải nghiệm giải trí chơi game của bạn sẽ ổn định hơn bao giờ hết. Adaptive-Sync loại bỏ những vấn đề như rách hình (screen tearing) và giật lag chậm hình (stuttering) khi hiển thị hình ảnh trên màn hình máy tính hay laptop. Cho chất lượng hình ảnh ổn định chi tiết và rõ nét.

Adaptive-Sync không yêu cầu quá cao về phần cứng để được thêm vào màn hình, Adaptive-Sync hoàn toàn vận hành được trên HDMI cũng như công nghệ FreeSync của AMD còn hỗ trợ nhiều cổng kết nối cũ như DVI và VGA.

Hiện nay, Adaptive-Sync đang được hỗ trợ trên đa dạng các sản phẩm như một số màn hình máy tính hay laptop gaming từ nhà Asus như màn hình Asus VA24DQLB Asus VG278Q, Asus TUF Gaming VG27VQ, Asus VG275Q,...

Có thể bạn quan tâm: Màn hình Gaming Asus 

Những câu hỏi thường gặp về Adaptive-Sync

Một số câu hỏi liên quan đến công nghệ Adaptive-Sync có thể bạn sẽ cần:

Không chơi game có cần mua màn hình Adaptive-Sync hay không?

Trên một chiếc màn hình, cho dù là màn hình chơi game hay màn hình văn phòng, thậm chí là TV thì mỗi giây hình ảnh luôn được làm tươi (refresh) để thể hiện sự thay đổi hình ảnh mà nó đang hiển thị.

Tuy nhiên, tốc độ dựng hình của máy tính không phải lúc nào cũng đồng tốc với tốc độ quét của màn hình. Tốc độ dựng hình được thể hiện bằng đơn vị fps tức khung hình trên giây, nếu máy tính của bạn đủ mạnh để chơi một tựa game ở tốc độ dựng hình là 120 fps nhưng màn hình của bạn chỉ có tốc độ làm tươi 60 Hz thì tình trạng xé hình xảy ra. Vì thế, để có thể trải nghiệm hình ảnh ở chất lượng tốt hơn bạn nên đầu tư ngay một chiếc màn hình có hỗ trợ công nghệ đồng bộ hóa này như Adaptive-Sync.

 FreeSync và Adaptive Sync có giống nhau không?

AMD dùng FreeSync - một công nghệ đồng bộ tốc độ khung hình và tần số làm tươi của màn hình dựa trên công nghệ Adaptive Sync của VESA (Hiệp hội các tiêu chuẩn video điện tử - phát triển và chuẩn hoá các tiêu chuẩn hiển thị). Đây là một công nghệ VRR khác có thể hoạt động trên nhiều màn hình hơn với nhiều GPU hơn bởi nó không cần đến module scaler như G-Sync.

FreeSync là một biến thể của Adaptive Sync, khá giống với phần mềm Adaptive Sync của Intel. Tất cả các màn hình FreeSync đều là màn hình Adaptive Sync nhưng không phải tất cả màn hình Adaptive Sync đều hỗ trợ FreeSync. Do Adaptive Sync là một nền tảng nguồn mở và không cần đến phần cứng đặc biệt để hoạt động ngoại trừ việc phải dùng với kết nối DisplayPort 1.2a trở lên thành ra màn hình FreeSync rẻ hơn và nhiều hãng làm hơn so với G-Sync.

G-Sync mới của Nvidia nằm chung nhóm với FreeSync và Intel Adaptive Sync đúng hay sai?

Thực ra điều này không khó xác định là đúng hay sai bởi điều AMD đang làm đó là giới thiệu cho người dùng biết rằng khi họ mua một chiếc màn hình hỗ trợ FreeSync thì cùng với card đồ hoạ của AMD, họ sẽ có thể tải nghiệm tính năng VRR ở một khía cạnh nào đó. Và trải nghiệm này tốt đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như màn hình của bạn chỉ có thể đồng bộ với tốc độ khung hình từ 60 đến 120 fps nhưng card đồ hoạ của bạn lại quá yếu, không thể kéo game trên 60 fps thì hiển nhiên FreeSync trở thành tính năng trang trí.

Ngoài ra, FreeSync dựa trên Adaptive Sync là nền tảng mở thành ra nó không có nhiều ràng buộc đối với các nhà sản xuất. Chẳng hạn như nhiều màn hình hỗ trợ FreeSync lại được bán ra với tính năng FreeSync tắt, cần phải bật lại trong menu OSD của màn hình.

Làm cách nào để kiểm tra màn hình đang dùng có hỗ trợ Adaptive Sync hay không?

Bạn có thể kiểm tra như sau:

※AMD Radeon Software

Bước 1: Trong mục tìm kiếm của Windows, các bạn nhập từ khóa "AMD Radeon Software" => Open

Bước 2: Trong mục Settings => Chọn mục Display => Chọn tiếp Display Options

Bước 3: Nếu tùy chọn Display Options có chứa chức năng AMD FreeSync thì màn hình của bạn có hỗ trợ Adaptive Sync và bạn có thể kích hoạt để nâng tầm trải nghiệm.

※Intel® Graphics Command Center

Bước 1: Trong mục tìm kiếm của Windows, các bạn nhập từ khóa "Intel® Graphics Command Center" => Open

Bước 2: Tại trang Preference, các bạn chọn mục Global Settings.

Bước 3: Nếu chức năng Adaptice Sync xuất hiện có nghĩa là có hỗ trợ và bạn chỉ cần bật lên nhé!

Trên đây là bài viết về công nghệ Adaptive-Sync. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi Bảo Long PC để cập nhật thêm nhiều tin HOT mẹo Hay công nghệ nhé!