Cơn Sốt Chip Đã Quay Trở Lại Và Dự Báo Sẽ Nghiêm Trọng Hơn Xưa

Tình trạng thiếu hụt chip sẽ vẫn diễn ra và giá bộ nhớ RAM cũng như SSD sẽ tăng cao vào cuối năm 2022.

Ngày 26-1 vừa qua, truyền thông Mỹ đã dẫn báo cáo nghiên cứu về nguồn cung bán dẫn do Bộ Thương mại nước này vừa công bố cho biết, tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu sẽ kéo dài ít nhất là tới nửa sau năm 2022.

Đây là một nghiên cứu toàn diện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau để đảm bảo tính khách quan. Báo cáo nghiên cứu này cũng ghi nhận nhu cầu linh kiện bán dẫn năm 2022 cao hơn đến 17% so với năm trước nhưng năng lực sản xuất không hề được cải thiện. Điều này dẫn tới hệ quả là dù dây chuyền của các hãng sản xuất bán dẫn vận hành trên 90% công suất nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

Sự thiếu hụt của chip bán dẫn đã ảnh hưởng đến nền công nghiệp toàn cầu, nhất là các nhà sản xuất ô tô, điện thoại, thiết bị điện tử và nhiều lĩnh vực khác có sự phụ thuộc vào chip. Thực tế những năm qua cũng đã cho thấy, nguồn cung chip bị hạn chế do nhiều yếu tố, trong đó, phải kể đến sự tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhiều chuỗi cung ứng chip bị đứt quãng. Đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều hoạt động sản xuất và giáo dục phải chuyển sang trực tuyến, nhu cầu các sản phẩm điện tử thực sự bùng nổi. Việc dự trữ hàng hóa trong bối cảnh đại dịch cũng dẫn đến điểm tắc nghẽn trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều phương tiện cần tới chất bán dẫn hơn, đặc biệt là các phương tiện thông minh cần những loại chip riêng được sản xuất tại các cơ sở tiên tiến. Nguồn cung chip hạn chế đã dẫn đến việc người dùng phải sử dụng các sản phẩm điện tử với giá cao hơn do các nhà sản xuất phải tăng chi tiếu vốn. 

Sự tác động của đại dịch vẫn chưa thực sự được khắc phục thì lại một lần nữa, toàn cầu phải đứng trước nguy cơ "sốt chip" vì tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine. Chiến sự Nga - Ukraine cắt đứt nguồn cung cấp neon. Điều này có thể khiến tình trạng thiếu chip trở nên tồi tệ hơn nữa trong thời gian tới.

Ukraine là nhà cung cấp chính các khí hiếm tinh khiết như krypton và neon, chiếm đến 70% công suất cấp khí neon trên thế giới. Trong khi đó, Nga cung cấp hơn 40% palladium toàn cầu. Cả palladium và neon đều là hai tài nguyên quan trọng để sản xuất chip bán dẫn và những chip này lại cần thiết trong hầu hết các ngành công nghiệp khác như ô tô, điện thoại di động, điện tử tiêu dùng và nhiều ngành khác

Đó là chưa kể đến việc Nga đồng thời cũng là một nhà sản xuất lớn neon, chỉ đứng thứ 2 sau Ukraine. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt thương mại không cho phép trao đổi thương mại với Nga trong thời điểm này. Việc sản xuất chip vì thế rơi vào ngỏ cụt, khó khăn chồng chất.

Sự khan hiếm chip còn khiến cho giá của chất bán dẫn cũng như chip, linh kiện điện tử liên tục leo thang. Mới đây, tập đoàn đoàn đa quốc gia công nghệ cao Toshiba Nhật Bản cho biết những thách thức về nguồn cung đối với các linh kiện điện tử sẽ kéo dài trong một năm nữa vì tình trạng thiếu hụt kinh niên vẫn còn.

Hiroyuki Sato, người đứng đầu bộ phận thiết bị của Toshiba cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi dự đoán rằng, nguồn cung cấp chất bán dẫn, chip diện tử tiếp tục eo hẹp từ giai đoạn hiện tại kéo dài cho đến tháng 3 năm sau". Nhiều công ty sản xuất của Mỹ, trong đó có Intel, cho rằng những hạn chế này sẽ kéo dài đến năm 2023.

Hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu khởi sắc nào cho thị trường chất bán dẫn và sản xuất chip. Rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng hiệu quả thế nào vẫn còn là một dấu chấm hỏi còn bỏ ngỏ. Theo dõi Trang tin công nghệ của Bảo Long PC để được cập nhật sớm nhất những diễn biến tiếp theo của thị trường sản xuất chất bán dẫn, chip và các linh kiện điện tử, tin tức công nghệ liên quan khác nhé!